Bổ Túc Tay Lái Liên Tỉnh TP.HCM - Đà Lạt

Lượt xem
7681
Phạm vi
TP.HCM
Mã tin
2018072073
Loại tin
Tin in đậm

Thông tin liên hệ

Thầy Nguyễn Tấn Nam
TP.HCM

BỔ TÚC TAY LÁI LIÊN TỈNH TP HCM – ĐÀ LẠT

Cơ hội chinh phục 2 ngọn đèo nguy hiểm và hùng vĩ nhất miền Nam

Đèo Bảo Lộc còn có tên gọi khác là Đèo Ba Cô, dài khoảng 10km, với khoảng 107 khúc cua gấp và độ dốc cao. Dọc theo quốc lộ 20 hướng từ TP.Hồ Chí Minh để đến TP.Đà Lạt (Lâm Đồng). Đèo được xây dựng vào năm 1973, là nút giao thông chính nối liền tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt. Đèo Bảo Lộc bắt đầu từ địa phận thuộc xã Đại Lào (TP. Bảo Lộc) và kết thúc tại thị trấn Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai).

Đèo Prenn cách Đà Lạt hơn 10km và cũng có chiều dài từng đó. Đèo cũng đi qua một điểm đến rất nổi tiếng khác của Đà Lạt là Thác Prenn. Đèo Prenn có độ dốc vừa phải, nhiều khúc quanh nhưng khá mềm mại và không quá gắt như đèo Bảo Lộc. Đèo Prenn rất đặc biệt với cảnh quan đặc trưng của phố núi. Hai bên đường cỏ cây xanh rì, những hàng thông cao vút vi vu gió như tiếng nhạc du dương trầm bổng. Phía dưới chân đèo thấp thoáng những vườn rau, những vườn hoa bất tử tươi tốt. Trên đường đèo, du khách có thể dừng chân ghé thăm ngôi biệt thự đèo Prenn từng một thời gây xốn xang du khách xa gần, khi sự hoang phế của nó tạo chút ma mị bí ẩn. Tuy nhiên nay biệt thự này được gọi thân thiện với tên như Biệt thự đèo Prenn hay Biệt thự trắng, sự hồi sinh của nơi này, đã góp phần tạo thêm sắc màu cho Đèo Prenn. 

Hầu hết các đèo đều có những góc cua gấp, mà tài xế sẽ không thể nhìn được chướng ngại vật trước mặt. Do vậy, tại những vị trí này, nên đi chậm kết hợp với bấm còi và nháy đèn pha để thông báo cho các phương tiện giao thông khác, kể cả khi đường có cắm gương cầu quan sát.

Khi vượt đèo cần sử dụng số phù hợp với độ dốc của đèo, nếu số thấp quá có thể sẽ làm động cơ bị quá nhiệt thì số cao quá dễ làm mất kiểm soát. Ra vào số theo nguyên tắc "lên già - xuống non", nghĩa là khi leo lên thì tăng số muộn hơn, còn khi đổ đèo thì về (xuống) số sớm hơn so với lúc điều khiển trên đường bằng. Cố gắng giữ máy vận hành ở số thấp và ghi nhớ công thức: "lên số nào - xuống số đó".

Để giảm tốc độ xe khi đổ đèo, nên trau dồi kỹ năng dùng số kết hợp với phanh ( thắng ). Phanh hoạt động tốt nhất sau khi đã về số hoặc phải giảm tốc độ khẩn cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi phải dùng để giảm tốc độ cũng cần tránh phanh gấp, đặc biệt lúc xe đang vào góc nghiêng.

Tập trung điều khiển xe đi đúng làn đường cho phép, tránh lấn trái. Chỉ nên lấn làn tại những đoạn có vạch sơn nét  đứt và không có phương tiện đi ngược chiều. Hạn chế tối đa việc vượt xe cùng chiều khi leo đèo nhất là những xe có tải trọng lớn. Nếu có ý định vượt xe khác trên đèo, nên chọn đoạn đường có tầm quan sát rộng, vượt dứt khoát, vượt xong phải cho xe sớm trở lại phần đường của mình. Hạn chế vượt lúc vào cua, trừ những góc cua trái có tầm quan sát rộng.

Không nên bám sát xe phía trước, giữ khoảng cách an toàn và phòng trường hợp phanh gấp. Cố gắng tránh tuyệt đối việc dừng xe ở những góc khuất trên đèo. Trong trường hợp bất khả kháng do xe hỏng, thì phải có biện pháp cảnh báo cho các xe khác ở trước khúc cua.

* Những tai nạn hay xảy ra trên đèo, học viên cần chú ý:

- Bị xe phía trước tuột dốc đâm vào.

- Xe mình bị tuột dốc đâm vào xe phía sau.

- Vượt xe khác bị tai nạn.

- Bị xe đối diện vượt lấn làn gây tai nạn

- Ôm cua tốc độ cao không kiểm soát được văng xe lọt đèo.

- Đổ dốc tốc độ cao không kiểm soát gây tai nạn.

- Qua cua không quan sát khiến 2 xe đối đầu nhau gây tai nạn.

- Đổ dốc không khống chế tốc độ bằng kỹ thuật mà dùng phanh liên tục gây cháy phanh dẫn đến xe mất phanh lao xuống đèo.

*Mục Tiêu Của Khóa Học Bổ Túc Lái Xe Ô Tô Đi Đà Lạt:

- Giúp học viên rèn dũa tay lái vững vàng hơn

.- Giúp học viên nắm và hiểu rõ các luật giao thông thực tiễn ngoài đường không hề đơn giản như trong 450 lý thuyết đã học.

- Giúp học viên tránh phạm lỗi khi lái xe trên đường để tránh bị phạt.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phán đoán tình huống để đưa ra biện pháp xử lý an toàn trước khi xe tiến đến mục tiêu nguy hiểm.

- Rèn luyện kĩ năng lái xe đường dài : độ tập trung, sức bền, kĩ thuật đánh lái.

- Rèn luyện kĩ năng lái xe ô tô trên đường đèo dốc nguy hiểm.

- Ngoài ra điều quan trọng nữa là học viên sẽ được học văn hóa khi lái xe ô tô, một điều quan trọng của người lái xe.

Kết thúc khóa học bổ túc lái ô tô TPHCM lên Đà Lạt : Học viên có thể tự lái xe đi bất cứ nơi nào mà không phải lo lắng về đường xấu đường nguy hiểm gì cả nhé.

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Tấn Nam , với hơn 20 cầm lái và nhiều lần đưa các bạn học viên bổ túc tay lái liên tỉnh tuyến Tp Hồ Chí Minh – Đà Lạt, với đỉnh cao là 100% số lần dìu dắt các bạn vượt 2 ngọn đèo nguy hiểm nhất miền nam một cách an toàn ( đèo Bảo Lộc, đèo Parenn ).

Xe sử dụng: Honda City – 2014 – AT ( xe số tự động )

Để biết thêm chi tiết và đăng ký chuyến đi, các bạn vui lòng liên hệ:

Thầy Nguyễn Tấn Nam – Hotline: 0908381371 – Thanks

 

Tags: Bổ Túc Tay Lái Liên Tỉnh TP.HCM - Đà Lạt

TIN CÙNG LOẠI